DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NHỚ 110 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH (7/5/1909 - 7/5/2019)

Thứ ba - 18/06/2019 10:32 1.193 0
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có nhiều công trình nghiên cứu y học được đánh giá cao ở trong và ngoài nước, là một trong những chuyên gia có tên tuổi về bệnh lao trên thế giới và có hơn 80 bài nghiên cứu bề bệnh lao đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ……
DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NHỚ 110 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH (7/5/1909 - 7/5/2019)

DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NHỚ 110 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ PHẠM NGỌC THẠCH (7/5/1909 - 7/5/2019)

Sáng 7/5/2019, tại Hội trường nhà K, Bệnh viện Phổi Trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Lãnh đạo Bệnh viện tiến hành dâng hương tưởng nhớ nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Anh hùng lao động, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (7/5/1909 – 7/5/2019).

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam và cũng là Viện trưởng Viện chống lao đầu tiên. Ông đã xây dựng một nền y tế nhân dân ở miền Bắc, đề xuất năm phương châm nguyên tắc của ngành, đó là phương hướng chiến lược của ngành y tế. Ông là Bộ trưởng đi xuống cơ sở nhiều nhất, từ các xã đồng bằng đến các vùng rẻo cao cho đến tận cổng trời ở Hà Giang. Không những đề cao phong trào vệ sinh phòng bệnh, ông còn hết sức chăm lo việc phát triển các cơ sở chữa bệnh từ Trung ương đến hầu hết các huyện xã, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, trong hoàn cảnh rất khó khăn thiếu thốn của hậu phương lớn lúc bấy giờ.

Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam rất to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường…

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có nhiều công trình nghiên cứu y học được đánh giá cao ở trong và ngoài nước, là một trong những chuyên gia có tên tuổi về bệnh lao trên thế giới và có hơn 80 bài nghiên cứu bề bệnh lao đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Từ năm 1957, ông cùng đồng nghiệp phát minh nhiều phương pháp phòng chống và điều trị bệnh lao có hiệu quả cao. Ông là người đầu tiên dùng kích sinh chất filatov tiêm vào huyệt phổi để điều trị lao có kết quả; đề xuất nghiên cứu vắc xin BCG chết thay BCG sống góp phần tích cực trong công tác phòng chống bệnh lao; dùng vi khuẩn Bacllus subtilis sống để điều trị lao và các bệnh về phổi cùng một số bệnh nhiễm khuẩn khác…

Ông luôn tâm niệm, đối với bệnh “xã hội”, không thể giải quyết chỉ bằng thành lập các bệnh viện mà chủ yếu phải chữa bệnh nhân ngoài cộng đồng, phải tổ chức phòng bệnh, xây dựng mạng lưới, đào tạo cán bộ, tìm hiểu tình hình mắc bệnh… Đó chính là những kiến giải của ông với Nhà nước để thành lập Viện chống lao năm 1957, mục đích vừa làm tốt công tác khám chữa bệnh, vừa đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Ông chủ trương cần tích cực đem những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới ứng dụng vào hoàn cảnh nước ta. 
Đây cũng chính là những nội dung chủ yếu của Chương trình Chống lao Quốc gia ngày nay…

(Quang Huy - CTXH & TT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây